Nâng mũi và những biến chứng có thể xảy ra

Lần cập nhật cuối: 25/06/2018

Nâng mũi là gì?

Nâng mũi là phương pháp làm sống mũi cao lên bằng chất liệu độn, ngoài ra kết hợp với các kỹ thuật tạo dáng cho phù hợp với khuôn mặt. Chất liệu độn thường được làm từ các chất tương thích với cơ thể và có tính định hình cao.

Các phương pháp nâng mũi đang được ưa chuộng hiện nay

Nâng mũi bằng sụn tự thân : thường lấy sụn từ vành tai, sụn sườn,… để cấy ghép vào mũi. Quá trình lấy sụn rất nhẹ nhàng, đơn giản và không để lại sẹo. Phương pháp này dành cho những người muốn nâng mũi đẹp tự nhiên, có độ mềm mại nhưng lại có da mũi mỏng và không thể tương thích với sụn nhân tạo.

Sử dụng chất liệu độn nhân tạo: như silicon hay Gore-Tex,… Chi phí của phương pháp này khá thấp, dễ định dạng mũi. Nhưng đối với những người có vùng da mũi mỏng nhìn bị mất tự nhiên. Nếu cơ thể không tương thích, chất liệu độn có thể bị đào thải.

Phẫu thuật kết hợp sụn tự thân và sụn nhân tạo phương pháp này phổ biến nhất. Sụn nhân tạo được đặt ở phần thân mũi để nâng cao sóng mũi, còn sụn tự thân có vai trò bao bọc bảo vệ phần đầu mũi. Phẫu thuật kết hợp giúp tránh các biến chứng có thể xảy ra sau nâng mũi như mũi bị bóng đỏ, lộ sóng mũi hay thủng da đầu mũi.

Nâng mũi bằng bơm mỡ tự thân: Thường lấy mỡ ở bụng. Sau khi được hút ra khỏi cơ thể được quay ly tâm. Tiếp đó bơm vào mũi mà không phải rạch da ở mũi. Tuy nhiên sẽ khó tạo dáng, định hình được mũi.

nang mui va cac bien chung co the xay ra

 

Nâng mũi có thể xảy ra các biến chứng nào?

Hiện nay có rất nhiều phương pháp được sử dụng để nâng mũi bao gồm các phẫu thuật và không phẫu thuật. Tuy nhiên, những người sử dụng phương pháp phẫu thuật có nguy cơ bị biến chứng cao hơn. Vậy đó là những biến chứng nào?

Tham khảo phương pháp nâng mũi không phẫu thuật  để có thể hiểu rõ hơn nhé.

1. Mũi bị cong, vẹo, đầu mũi biến dạng

Là nguyên nhân thường gặp khi chất liệu độn bị đặt không đúng vị trí khiến sống mũi lệch, không bám chắc vào xương. Một phần do sụn nâng mũi không đảm bảo chất lượng. Nguyên nhân khác có thể do quá trình chăm sóc da sau phẫu thuật nâng mũi, chà xát quá mạnh cũng khiến mũi gặp phải biến chứng.

2. Mũi bị nhiễm trùng

Chất liệu độn không tương thích với cơ thể có thể khiến mũi bị sưng đỏ, tiết mủ hay sốt ngay sau tuần đầu tiên. Môi trường khói bụi hay làm mũi bị thấm nước cũng là một trong các nguyên nhân gây nên nhiễm trùng

3. Bị lộ sống mũi và da mũi bị bóng đỏ

Da mũi quá mỏng mà lại nâng sống mũi quá cao hay chỉnh hình mũi không đúng kỹ thuật khiến lộ sống mũi. Mũi bị bóng đỏ do đặt chất liệu độn quá nông hoặc sát với da gây nên.

4. Thủng da đầu mũi

Do sụn nhân tạo đặt ở sóng mũi quá dài làm căng da đầu mũi làm thủng da. Da ở đầu mũi quá mỏng cộng với chất liệu độn quá cứng, không đảm bảo chất lượng làm tăng nguy cơ thủng da đầu mũi. Với biến chứng này cần đến gặp bác sỹ ngay để lấy sụn cũ ra và đặt lại sống phù hợp hơn.

Các biến chứng sau nâng mũi một phần nhỏ do chất liệu độn không tương thích với da. Nguyên nhân chủ yếu được cho là tay nghề, kỹ thuật của bác sỹ phẫu thuật. Lựa chọn sai địa điểm phẫu thuật, các bác sỹ không có tay nghề hay trang thiết bị không đảm bảo làm tăng nguy cơ gây biến chứng.

nang mui va cac bien chung co the xay ra 1

Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam hiện đang cung cấp nhiều dịch vụ nâng mũi với kĩ thuật hiện đại, cho phép xem trước hình dạng của mũi sau khi nâng. Với đội ngũ bác sỹ có kinh nghiệm, tay nghề cao và trang thiết bị hiện đại cam kết phẫu thuật an toàn, hiệu quả. Uy tín, chất lượng của dịch vụ được khẳng định qua nhiều ca chỉnh mũi thành công.
Bạn có thể tham khảo thêm để biết chi phí phẫu thuật nâng mũi tại Kangnam để có lựa chọn phù hợp nhất cho mình nhé !